Phân biệt các loại bề mặt inox trên thị trường hiện nay

3.8/5 - (392 bình chọn)

Bạn muốn sử dụng inox vào lĩnh vực nào Trần Gia sẽ sản xuất các loại bề mặt inox khác nhau dựa trên mục đích sử dụng của bạn.

Các loại bề mặt inox
Các loại bề mặt inox

Tổng quan về Inox

1. Inox là gì?

Theo Wikipedia “Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn.”.

Vậy inox được xem là một dạng hợp kim của sắt với các thành phần khác. Tùy vào tỉ lệ khác nhau của các thành phần sẽ cho ra các loại inox khác nhau. Các thành phần chính tạo nên các loại inox khác nhau trên thị trường gồm: Sắt (Fe), Crom (Cr), Carbon (C), Niken (Ni), Mangan (Mn), Molypden (Mo).

Inox có đặc điểm chung là có khả năng chống ăn mòn rất tốt, tuổi thọ cao. Bởi hiện tại các nhà sản xuất inox đã phủ thêm lớp trên bề mặt. Inox cũng được ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực từ dân dụng đến công nghiệp. 

2. Nguồn gốc của Inox

Inox được sáng chế lần đầu tiên vào năm 1893 bởi chuyên gia Anh Harry Brealey. Ông sử dụng lượng Carbon ít 0.24% và tăng Crom 12.8%. Mục đích của ông là tạo nên loại thép đặc biệt với công dụng mài mòn hiệu quả. Ít bị tác động bởi sự thay đổi thời tiết của môi trường bên ngoài.

Inox được cải tiến vào trước năm 1939 (trước chiến tranh thế giới thứ 2) bởi công ty thép Krupp của Đức. Lúc này họ thêm Niken vào hợp kim của thép. Niken không gỉ và tăng khả năng bị ăn mòn, dẻo dai hơn trong khi thi công. Lúc này hãng thép này cho ra đời 2 loại mã 300 và 400.

Vào năm 1945 sau khi kết thúc chiến tranh. Inox lúc này là thép 300 và 400 tiếp tục được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia Anh W. H Hatfield. Thời điểm này ông thay đổi tỉ lệ Niken và Crom trong thành phần và tạo nên loại thép tỉ lệ 8/8 ( có nghĩa là 8% Ni và 18% Cr). Sự thay đổi này cho ra loại inox 304 mà chúng ta sử dụng phổ biến ngày nay.

Thời điểm hiện tại thép không gỉ hay inox đã có nhiều cải tiến. Inox cũng được sử dụng nhiều trong ngành luyện kim chứa ít nhất 10.5% crom.

Phân loại các loại inox trên thị trường

Phân loại cụ thể inox sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm có các loại bề mặt inox phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Bài viết này Trần Gia sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách để phân loại inox. Đó là: phân loại inox theo hình dáng và phân loại inox theo thành phần cấu tạo.

1. Phân loại theo hình dáng

Dựa theo nhu cầu của thị trường và mục đích sử dụng khác nhau. Các nhà sản xuất sẽ sản xuất inox theo các hình dạng khác nhau. Phân loại inox theo hình dáng có các loại inox gồm.
 
Inox dạng tấm 304
Inox tấm 304 là dạng tấm phẳng được cắt từ các dải thép nguyên liệu. Sau đó được cán mỏng qua máy cho ra tấm có chiều dài, bề rộng và độ dày xác định. Có chứa hàm lượng Niken cao từ 8% đến 10,5% trọng lượng. Lượng Crôm ở khoảng 18% đến 20% tính theo trọng lượng
 
Inox dạng hộp
Là sản phẩm inox được chế tạo theo hình dạng hộp. Được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
 
Thanh V Inox
Thanh V Inox gồm 2 cạnh tạo với nhau 1 góc giống với chữ V. Thanh V inox đúc được làm từ inox 304 hoặc inox 201. Được đúc trực tiếp từ nhà máy sản xuất vì vậy góc cạnh thẳng, nhọn. Thanh V dập inox được dập lại từ các tấm inox, hoặc cuộn inox cắt ra. Vì vậy thường không được thẳng và nhọn như thanh V inox đúc.
 
Cây Inox đặc
Inox cây đặc là sản phẩm được sử dụng trong gia công và chế tạo với hình dạng tròn, lục giác, hình vuông … với kích thước khác nhau từ 3.0mm đến 250mm. Được phân loại theo các mác thép khác nhau. Cây đặc Inox có độ cứng cao, sức chịu lực tốt.
 
Inox ống
Inox ống được thiết kế dưới dạng tròn, dạng thuôn. 
 
Inox cuộn
Là loại inox được gia công thành dạng cuộn. Inox cuộn gồm cuộn 304/304L hàng cán nóng và cán nguội.
 
Inox màu
Là loại inox được sản xuất trên công nghệ mạ chân không PVD hiện đại. Giúp tạo ra nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng, đen, màu đồng, màu vàng hồng.

Phân loại theo thành phần thép cấu thành

Dựa theo thực tế inox được phân thành 4 loại chính là: Austenitic, Martensitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex).
 
Austenitic ( SUS 304, 301, 306, 310, 312,…)
Là loại inox thông dụng nhất có các dòng mác thép SUS 301, 304, 304L, 310s, 316, 316L, 321,… Công thức của loại inox này chứa 16% crom, ít nhất 7% niken và carbon 0.08% max. 
 
Martensitic
Loại inox này có công thức chứa khoảng 11% đến 13% Cr. Ưu điểm chịu lực rất tốt, độ cứng cao và chịu được sự ăn mòn tương đối. 
 
Ferritic (SUS 430, 410, 409)
Inox Ferritic có chứa từ 12% đến 17% crom. Inox chứa khoảng 12% crom. Có các dòng gồm SUS 409, 410, 430,…
 
Austenitic-Ferritic (Duplex) (LDX 201, SAF 204, 205, 253)
Các loại mác thép thuộc dòng này đó là LDX 2205, 2101,SAF 2304, 253MA. So với loại Inox Austenitic thì loại Inox này có chứa Ni ít hơn nhiều. 
 

Các loại bề mặt inox phổ biến trên thị trường hiện nay

Các loại bề mặt inox phổ biến trên thị trường hiện nay gồm có 8 loại. Sau đây Trần Gia sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về 8 bề mặt này.

Bề mặt inox No.1

  • Khái niệm: Là loại bề mặt chỉ được xử lý qua một giai đoạn tẩy trắng sau khi luyện kim. Vì vậy quan sát thấy bề mặt có màu mờ đen và thô nhám như da cam.
  • Cách gia công: Bề mặt được làm sạch bằng hóa chất và ủ sau giai đoạn cán nóng.
  • Ứng dụng: Là vật liệu dùng để cán nguội hoặc bồn chứa công nghiệp, dụng cụ trong ngành công nghiệp hóa chất.
Bề mặt inox No.1
Bề mặt inox No.1

Bề mặt inox No.2D

  • Khái niệm: Bề mặt này nhẵn sáng nhưng không bóng loáng, có độ bóng màu xám đen và không nhẵn mịn.
  • Cách gia công: Bề mặt No.2D có sản phẩm là thép được ủ và xử lý hóa chất bề mặt sau giai đoạn cán nguội.
  • Ứng dụng: Sản phẩm bề mặt No.2D được sử dụng trong các thiết bị của nhà máy hóa dầu, chi tiết ô tô, vật liệu xây dựng và ống dẫn inox.
Bề mặt inox No.2D
Bề mặt inox No.2D

Bề mặt No.2B

  • Khái niệm: Đây là bề mặt sáng mờ, được đánh bóng đều ở cả hai mặt. Tuy nhiên không nhìn thấy rõ được vật thể và nhẵn hơn so với bề mặt No.2D.
  • Cách gia công: Đây là loại bề mặt được xử lý trên cơ sở của bề mặt No.2D nhưng bóng và nhẵn hơn bề mặt No.2D.
  • Ứng dụng: Sản phẩm bề mặt No.2B được ứng dụng rộng rãi trong mọi trường hợp. Có thể kể đến như làm bình của máy nước nóng năng lượng mặt trời, bồn nước,… Bởi vì đây là bề mặt tiêu chuẩn và có khả năng tăng cường các tính chất của sản phẩm.
Bề mặt inox No.2B
Bề mặt inox No.2B

Bề mặt inox No.3

  • Khái niệm: Bề mặt này được xử lý cơ học bằng máy đánh xước thô nên có vân xước.
  • Cách gia công: Bề mặt No.3 được đánh bóng với phớt đánh bóng có mật độ 100 – 200 mesh.
  • Ứng dụng: Được ứng dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, trang trí nội ngoại thất, đồ dùng gia đình và đồ làm bếp.
Bề mặt inox No.3
Bề mặt inox No.3

Bề mặt inox No.4

  • Khái niệm: Loại này có màu trắng bạc và bề mặt xước mịn. Thường có các đường sọc ngắn nhỏ không theo một chiều nhất định.
  • Cách gia công: Bề mặt No.4 được gia công đánh bóng với mật độ 150 – 180 mesh nên có độ bóng loáng hơn so với No.3.
  • Ứng dụng: Với bề mặt bóng loáng màu trắng bạc hấp dẫn nên được ứng dụng làm bồn tắm. Hoặc trang trí bên ngoài, bên trong các toà nhà. Cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Bề mặt inox No.4
Bề mặt inox No.4

Bề mặt inox BA

  • Khái niệm: Bề mặt này sáng bóng, đẹp mắt có thể soi gương mờ được nên có thể nhìn vật thể như trên gương.
  • Cách gia công: Được làm bóng bằng cách ủ bóng sau khi được cán nguội nên có bề mặt sáng bóng như gương.
  • Ứng dụng: Được dùng cho dụng cụ gia đình, gương nhỏ, đồ làm bếp, vật liệu xây dựng. Được sử dụng rộng rãi cho các vật dụng cần bề mặt sáng bóng.
Bề mặt inox BA

Bề mặt inox HL

  • Khái niệm: Bề mặt này được đánh bóng xước, các vết xước dài như sợi tóc theo chiều dài của cuộn hay tấm và rất đều.
  • Cách gia công: Là bề mặt dùng phớt đánh bóng của bề mặt No.4 và có đường vân kẻ dọc.
  • Ứng dụng: Bề mặt này được sử dụng trong trang trí nội, ngoại thất, cửa và khuôn cửa. Cũng được dùng trong sản xuất thang máy, đồ dùng trong nhà hàng khách sạn,…
Bề mặt inox HL
Bề mặt inox HL

Bề mặt inox Dull

  • Khái niệm: Đây là bề mặt bóng mờ hay còn gọi là inox bóng mờ và có bề mặt mờ xỉn, không nhẵn mịn.
  • Cách gia công: Có bề mặt mờ xỉn, được tạo ra bằng cách làm giảm độ bóng của No.2B và tạo nhám bề mặt.
  • Ứng dụng: Loại vật liệu này thường được dùng để trang trí nội ngoại thất, làm trần và vách của thang máy.
Bề mặt inox Dull
Bề mặt inox Dull

Trần Gia là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và thi công lắp đặt hệ thống thông gió. Chúng tôi đã thi công cho rất nhiều nhà máy, nhà xưởng, công trình lớn. Vì vậy chúng tôi cam kết và tự tin mang đến cho khách hàng các sản phẩm với giá thành tốt nhất và chất lượng cao nhất.

Hãy liên hệ với Trần Gia để được đội ngũ chuyên nghiệp tư vấn, thiết kế, sản xuất và thi công các hạng mục phù hợp với nhu cầu của bạn!

  • CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT SX-TM-DV
  • Nhà máy sản xuất: 8A đường 663 – Phước Thạnh – Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh.
    VPGD: Số 20 Khu Biệt Thự K100 Lê Thị Hà – Hóc Môn – Tp Hồ Chí Minh
    Email: trangiame.vn@gmail.com
    Kinh doanh: 0909.778.666 – Kỹ thuật: 0933.778.666