Phân loại và công dụng của miệng gió (cửa gió)

4.2/5 - (355 bình chọn)

Miệng gió (hay còn gọi là cửa gió) có công dụng khuếch tán từ luồng gió qua cửa gió nhằm tạo nên hiệu ứng đặc biệt và sinh ra những luồng khí lưu thông khắp trong phòng. Miệng gió được dùng ở những nơi mà độ cao của phòng khá thấp như: công sở, trong phòng ngủ, phòng làm việc,… Thông thường miệng gió được nối với ống gió và ống gió được nối với hệ thống làm lạnh trung tâm.

Phân loại và công dụng của miệng gió (cửa gió)

Phân loại miệng gió:

♥ Theo kiểu dáng:

– Kích thước miệng gió lấy theo kích thước ống thông ra miệng gió đặt tại chỗ gió thổi ra hay hút vào.
– Lưu ý: Không tạo tiết diện thay đổi đột ngột để tránh gây ồn.

♥ Theo chức năng:

  • Miệng hút gió ra khỏi phòng
  • Miệng thổi gió vào phòng
  • Miệng thu gió ngoài trời
  • Miệng thổi gió ngoài trời

– Miệng thổi gió vào phòng: Miệng thổi gió lạnh từ bên ngoài hoặc từ đường ống dẫn gió lạnh thổi vào phòng, thường bố trí trên tường hoặc trên trần nhà. Miệng thổi gió vào phòng phải bố trí thấp hơn miệng hút gió nóng ra khỏi phòng.

– Miệng hút gió ra khỏi phòng: Thường bố trí ở vùng trên của căn phòng, nơi tích tụ nhiều chất độc hại, hoặc chất cháy, nổ, nơi khí có nhiệt độ cao. Tùy yêu cầu cụ thể có thể đặt miệng hút cục bộ cho những nơi tỏa ra các khí độc hại. Tốc độ hút thải khí phải đảm bảo chống ồn, tốc độ gió dưới 3m/s.

– Miệng thu gió ngoài trời: Bố trí ở những nơi ít bị nhiễm bẩn nhất, với độ cao không dưới 2m cách mặt đất tính từ miệng lấy gió, và không dưới 1m nếu miệng lấy gió đặt ở vùng có thảm cây xanh. Miệng lấy gió cũng có thể bố trí trên mái nhà, nếu trên mái không có ống thải công nghệ và ống thải các khí độc hại. Miệng lấy gió phải đặt nơi tránh được tàn lửa bay vào, có biện pháp ngăn ngừa hơi cháy, khí cháy vào miệng lấy gió.

♥ Theo hướng gió:

– Miệng thổi kiểu khuếch tán gắn trần là loại miệng thổi thường sử dụng phổ biến nhất, đẹp và đơn giản, gắn trên trần, sử dụng nhiều ở công sở, phòng làm việc, phòng ngủ. Thường có hình dạng vuông, chữ nhật hoặc tròn.

– Miệng thổi có cánh chỉnh đơn và đôi thường sử dụng làm miệng hút hoặc làm miệng thổi khi cần những lưu lượng lớn, lắp đặt trên trần, tường hoặc trên ống gió.

– Miệng thổi dài khuếch tán thường được làm từ vật liệu nhôm định hình. Với kích thước tương đương các hộp đèn trần, hài hoà, đẹp.

– Miệng gió dài kiểu lá sách làm từ nhôm định hình, chống ăn mòn cao. Bề mặt được phủ một lớp men chống trầy xước. sử dụng phổ biến cho hệ thống lạnh, sưởi và thông gió. Cung cấp lưu lượng gió lớn và vẫn đảm bảo độ ồn, tổn thất áp suất có thể chấp nhận được, chủ yếu được lắp đặt ở trên các tường cao. Sử dụng làm miệng hút hay miệng thổi.

– Miệng gió lá sách cánh đôi được chia làm 2 loại: Loại cánh đôi 1 lớp và cánh đôi 2 lớp, dùng làm tấm ngăn trên tường, cửa ra vào ở vị trí ngăn các giữa các nơi sử dụng. Nhằm ngăn cách ánh sáng lọt vào nơi sử dụng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng.

Lưu ý quan trọng:

Các miệng hút, miệng thổi có thể bố trí âm trong trần hoặc âm trong tường. Miệng thổi gió lạnh vào phòng thường đặt thấp hơn miệng hút gió nóng ra khỏi phòng (miệng thổi gió vào thường bố trí trên tường, miệng hút khí nóng ra thường bố trí trên trần). Các miệng hút, miệng thổi đặt thấp hơn 1,8 mét so với sàn công tác.

Để cấp hơi lạnh đến nơi tiêu thụ cần có các đường ống gió đi kèm các miệng hút, miệng thổi. Trong cùng một chỗ, nếu bố trí cả ống dẫn khí lạnh và ống dẫn khí nóng thì ống dẫn khí nóng bao giờ cũng phải đặt bên trên ống dẫn khí lạnh. Để giữ khí lạnh không bị nóng lên do ma sát, các đường ống này thường có kích thước lớn bên trong các đường ống trơn, nhẵn. Để phòng cháy trên đường ống dẫn gió vào phòng phải có van tự động đóng ống khi trong phòng có hỏa hoạn.

Trả lời