Phân biệt các loại inox trên thị trường hiện nay 316, 304, 201, 430

4.1/5 - (365 bình chọn)

Bài Viết giúp bạn phân biệt và hiểu rõ hơn về các loại inox trên thị trường hiện nay đặc điểm, tính chất, cách kiểm tra.

Các Loại Inox Trên Thị Trường Hiện Nay Và Đặc Điểm

1. Inox SUS316

Inox 316 còn được gọi là thép không gỉ SuperAustenitic. Thành phần cấu tạo nên sản phẩm là Crom (Cr), Niken (Ni) và có thêm Molybdenum. Tỉ lệ các thành phần gồm có: Niken 10%, 16% Crom, 2% Molypden – còn lại là Sắt (Fe).

Inox 316 phân loại theo tiêu chuẩn gồm có:

  • Inox 316-L (loại chứa hàm lượng Carbon thấp)
  • Inox 316-H (loại chứa hàm lượng Carbon cao).

Inox 316 có khả năng chịu lực tốt, độ chống ăn mòn, khả năng chịu nhiệt cao tương đương inox 304. Điểm đặc biệt của SUS 316 là được bổ sung Molybdenum nên chịu được oxy hóa của muối biển. Vì vậy mà sản phẩm này thường được sử dụng cho các công trình cạnh biển. Sản xuất các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt chứa muối biển. Các sản phẩm, giải pháp ngâm nước muối, hóa chất. Thiết bị phòng thí nghiệm, y tế. Các loại bồn chứa axit, kiềm. Tráng lòng bồn nước nóng, máy nước nóng, ….

Về khả năng chịu nhiệt SUS 316 có khả năng chịu nhiệt cao hơn nhiều lần SUS 304. Chính vì vậy mà chi phí sản suất của SUS316 cao hơn, mức độ phổ biến trong các loại inox trên thị trường đứng sau SUS 304.

2. Inox SUS304

Inox 304 hay còn được gọi là thép không ghỉ 304, SUS 304. Đây là hợp kim của ba kim loại chính là Crom, Mangan và Niken. Trong đó hàm lượng Crom tối thiểu là 10.5% theo khối lượng, tối đa 1.2% Mangan theo khối lượng. Hàm lượng Niken tối thiểu trong Inox 304 là 8% còn lại là Sắt (Fe).
 
Inox SUS 304 phân loại theo tiêu chuẩn gồm có:
*Inox 304L (Loại inox có lượng Carbon thấp (nhỏ hơn 0.03%)) và tăng lượng Niken lên để tăng chống ăn mòn. Sản phẩm thường được dùng trong các mối hàn quan trọng.
* Inox 304H (Loại inox có hàm lượng Carbon cao hơn là 0.08%) được dùng trong các loại đồ dùng yêu cầu độ bền cao.
 
Inox 304 là loại inox có tính chịu lực tốt, khả năng bền bỉ, chắn chắn. Khả năng chống ăn mòn cao qua thời gian. Đặc biệt inox 304 còn có tính thẩm mỹ cao nhờ khả năng sáng bóng, màu sắc phản quang đặc biệt. Chính vì vậy đây là loại Inox thường được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới.
 
Khả năng chống ăn mòn của Inox 304 là cao nhất trong các loại inox trên thị trường hiện nay. Nhờ tỉ lệ thành phần Niken có trong sản phẩm. Inox 304 không phản ứng với axit. Nên không bị hoen ghỉ trong các môi trường sử dụng có tính axit cao như nhà tắm, nhà bếp, nhà xưởng.
 
Khả năng chịu nhiệt của inox 304 cũng vô cùng tốt. Các nhà sản xuất ban đầu thử khả năng chịu nhiệt ở 1010 độ C sau đó hạ tăng lên 1120 độ C. Kết quả là inox 304 vẫn bình an vô sự. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dưới sự thay đổi bất thường của thời tiết.
 
Điểm đặc biệt để Inox 304 trở nên phổ biến là khả năng dát mỏng. Nhờ thành phần Mangan trong sản phẩm thấp hơn các loại inox trên thị trường mà người ta có thể dễ dàng tạo hình thành nhiều sản phẩm khác nhau. Khả năng dát mỏng của inox 304 có thể thực hiện cả khi không cần gia nhiệt.

Việc tạo màu cho inox 304 là hoàn toàn có thể thực hiện nhờ công nghệ tạo độ nhám kết hợp với kỹ thuật sơn tĩnh điện. Hiện nay trên thị trường đã có các sản phẩm inox 304 được sơn tĩnh điện nhờ công nghệ và kỹ thuật này. Hãy liên hệ với Trần Gia để được tư vấn chi tiết hơn.

3. Inox SUS201

Inox SUS 201 được cấu tạo từ hợp chất Mangan, Nitơ và một ít Niken. Trong đó, sản phẩm có chứa ~4.5% Niken và 7,1% Mangan còn lại là Sắt (Fe). Chi phí sản xuất inox 201 tốt nhất vì tiết kiệm Niken và tăng hàm lượng Mangan thay thế. Chính vì vậy inox 201 có độ cứng và khả năng chịu lực thấp. Cùng với đó khả năng oxy hóa của sản phẩm cũng thấp hơn so với các loại inox trên thị trường hiện nay.

Inox SUS 201 là một sản phẩm có khả năng chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.  Vì vậy nó thường được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm, thiết bị, công trình bên ngoài trời hay thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Đặc điểm của Inox 201 là có tính bền đặc trưng, cùng với khả năng chống ăn mòn cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Đặc biệt inox 201 dễ dàng định hình tốt. Vì vậy nên thường được gia công và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng. Các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài.
 
Các thử nghiệm cho thấy nhiệt độ đỉnh điểm làm inox 201 tan chảy thường dao động từ 1400 – 1450 độ C. Vì vậy sản phẩm giúp hạn chế khả năng biến đổi và phản ứng hoá học do nhiệt. Các sản phẩm được tạo nên từ inox 201 vô cùng an toàn với sức khoẻ người sử dụng. Đây chính là ưu điểm nổi bật của sản phẩm.
 
Do chi phí sản xuất thấp, tuổi thọ và độ bền cao. Đây cũng là loại inox thường được sử dụng trên thị trường, có tính ứng dụng cao.

4. Inox SUS430

Inox 430 là loại inox có chứa thành phần chính gồm crom và sắt, nó thuộc nhóm Ferit. Inox 430 phân loại theo tiêu chuẩn gồm có:

  • inox 430F được sản xuất dưới dạng thanh và thường được sử dụng nhiều trong các loại mát vít tự động.
  • Inox 434 có các tính chất tương tự như 430F. Tuy nhiên, đây là phiên bản có bổ sung molypden, giúp tăng khả năng chống ăn mòn hiệu quả.

Giống như các loại inox trên thị trường, SUS 430 có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chống ăn mòn, khả năng định hình tốt. Sản phẩm này được kết hợp cùng với những tính chất cơ học thực tế. Thông thường được sử dụng cho các ứng dụng hóa học nhất định nhờ khả năng chống chịu axit nitric.

So Sánh Thành Phần, Tác Dụng, Độ Bền và Ứng Dụng Thực Tế Của Các Loại Inox Trên Thị Trường Hiện Nay

Sau đây Trần Gia sẽ cùng đi so sánh từng phần riêng biệt của 4 loại inox phổ biến này!

1. So sánh thành phần của các loại Inox

Về thành phần của các loại inox trên thị trường Trần Gia sẽ phân tích chi tiết trong bảng minh họa dưới đây:

So sánh thành phần của các loại Inox

 

2. So sánh đặc điểm của các loại inox

Chi tiết về đặc điểm nổi bật của các loại inox được thể hiện trong hình ảnh dưới đây!

So sánh đặc điểm của các loại inox

3. So sánh độ bền của các loại inox

Do tính ứng dụng khác nhau, trong phạm vi bài viết này Trần Gia chỉ so sánh độ bền của hai sản phẩm thông dụng và phổ biến trong sản xuất và đời sống là Inox 304 và Inox 201:
 
Inox SUS201 có độ bền cao hơn 10% so với Inox SUS304 do có khối lượng riêng cấu tạo nên sản phẩm khác nhau.
Cả hai loại inox này cùng có khả năng dễ kéo dài, nên có cùng tính ứng dụng và độ bền trong quá trình uốn, tạo hình và dát mỏng.
 
Tuy nhiên, do thành phần cấu tạo khác nhau Inox SUS 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn 201. Điều này là do sự ảnh hưởng của khối lượng nguyên tố Mangan lên Inox 201, làm Inox 201 cứng hơn so với 304.
 
Inox 201 có khản năng chống ăn mòn thấp hơn inox 304. Bởi vì chính thành phần cấu tạo nên sản phẩm.

4. Ứng dụng thực tế

Inox SUS316 thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm, thiết bị, link kiện, các chi tiết trong ngành vận chuyển.  Ngành hàng hải sản xuất tàu biển tàu biển, sản xuất phụ kiện máy bay. Các dụng cụ thiết bị, các sản phẩm dùng trong môi trường bắt buộc có độ sạch nghiêm khắc như ngành y tế, nghiên cứu khoa học. Chúng ta thường bắt gặp các sản phẩm Inox 316 trong bệnh viện, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm. Đặc biệt ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, dầu khí, lọc nước cũng sử dụng SUS 316. Hơn nữa, các thiết bị trong môi trường muối, hóa chất, dụng cụ chịu nhiệt như bếp công nghiệp cũng sử dụng SUS 316…

Inox SUS304 là loại Inox phổ biến nhất trên thị trường nhờ khả năng ứng dụng cao và gắn liền với đời sống. Đây là một sản phẩm đa năng, sản phẩm này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm. Sản xuất các sản phẩm như thiết bị bếp công nghiệp, dụng cụ quầy pha chế. Sử dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm như chế biến sữa, các đường ống dẫn, đồ dân dụng và bể chứa…

Inox SUS 201 thường được các nhà sản xuất lựa chọn để sản xuất các thiết bị dân dụng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm của inox 201 như bàn ghế, bảng quảng cáo, đồ dùng nhà bếp, trang trí nội thất hay bồn chưa nước sinh hoạt. Cũng có thể là tấm Inox đột lỗ sử dụng trong ngành công nghiệp, …

Inox SUS430 thường được sử dụng nhiều trong thiết bị điện gia dụng, hệ thống chụp hút khói trong các khu bếp công nghiệp, đồ gia dụng: chậu, bồn rửa, nồi, chảo, muỗng nĩa… Inox 430 được sản xuất thành các vật trang trí. Một ứng dụng quan trọng của SUS430 mà không các loại inox trên thị trường nào thay thế được là sản xuất chảo hay nồi sử dụng cho bếp điện từ nhờ khả năng nhiễm từ đặc trưng.

Cách Phân Biệt Loại Inox Hiện Nay

Có rất nhiều cách để bạn phân biệt các loại Inox riêng lẻ. Tuy nhiên, để phân biệt chính xác đâu là loại inox nào thì bạn nhất định phải tham khảo bài viết này của Trần Gia. Đây là phương pháp tối ưu nhất để bạn kiểm tra và phân biệt các loại Inox nhanh và chính xác nhất.
 
Phương pháp mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là sử dụng dung dịch thử Molypden M2. Sau đây là các bước thực hiện:
 
Dung dịch thử M2
Dung dịch thử M2
 
Bước 1: Làm sạch bề mặt các mẫu thử Inox, loại bỏ vết bẩn do dầu mỡ hay lớp sơn, xi mạ (nếu có)
Bước 2: Nhỏ dung dịch Molypden M2 lên bề mặt Inox của mẫu thử từ 1-2 giọt
Bước 3: Dùng pin 9V tạo phản ứng: điện cực dương (+) chạm vào mẫu thử, điện cực âm (-) chạm vào giọt dung dịch Molypden M2 trong thời gian 0.5 – 2s (không chạm vào mẫu Inox nhằm tránh gây đoản mạch pin)
Bước 4: Đọc kết quả,
 
Nếu dung dịch chuyển sang màu đỏ nhưng sau 5s vẫn còn màu đỏ chưa tan thì kết luận đó là mẫu Inox SUS 316
Nếu dung dịch chuyển sang màu đỏ nhưng tan ngay lập tức sau khi ngắt dòng điện thì kết luận đó là mẫu Inox SUS304
Còn lại nếu dung dịch chuyển sang màu đen hoặc không đổi màu thì đó là mẫu Inox 201 và Inox 430, sau đó có thể dùng nam châm để phân biệt, nếu mẫu Inox hít với nam châm thì kết luận đó là Inox 430.

Mua hàng tại Trần Gia bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng các loại inox trên thị trường. Mà không cần thực hiện các bước kiểm tra ở trên!

Hãy liên hệ với Trần Gia để được đội ngũ chuyên nghiệp tư vấn, thiết kế, sản xuất và thi công các hạng mục phù hợp với nhu cầu của bạn!

  • Nhà máy sản xuất: 24 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, Củ Chi
    VPGD: 32/6 Huỳnh Văn Chính, P. Phú Trung, Quận Tân Phú
    Email: trangiame.vn@gmail.com
    Kinh doanh: 0909.778.666 – Kỹ thuật: 0933.778.666